Bối cảnh: Algérie thuộc Pháp Chiến_tranh_Algérie

Pháp xâm lược Algérie

Lấy cớ người Algérie không tôn trọng quan tổng tài Pháp, Pháp đã xâm chiếm Algiers năm 1830[36]. Cuộc xâm lược đẫm máu của Pháp được Thống chế Thomas Robert Bugeaud, sau này là toàn quyền Pháp đầu tiên ở Algérie, chỉ huy. Nhằm làm suy yếu Dey (tiếng Ả Rập: داي, tiếng Thổ: Dayı) (chế độ nhiếp chính ở Algérie thuộc Ottoman khi đó), quân Pháp đã áp dụng chính sách tiêu thổ, bao gồm cả thảm sát, cưỡng hiếp quy mô lớn và những tội ác khác[37]. Đồng tình với phương pháp của Bugeaud, nhà tư tưởng theo chủ nghĩa tự do Alexis de Tocqueville đã tuyên bố: "Chiến tranh ở châu Phi là một ngành khoa học. Mọi người đều quen với các nguyên tắc của nó và mọi người có thể áp dụng những nguyên tắc đó và gần như chắc chắn thành công. Một trong những đóng góp vĩ đại nhất mà Thống chế Bugeaud đã dâng hiến cho đất nước của mình là đã mở rộng, hoàn thiện và khiến cho mọi người nhận ra ngành khoa học mới mẻ này."[37]

Năm 1834, Algérie trở thành một thuộc địa quân sự của Pháp. Năm 1848, thông qua Hiến pháp 1848 của Pháp, Algérie được tuyên bố trở thành một phần không thể tách rời của lãnh thổ Pháp và được chia thành ba tỉnh: Algiers, Oran và Constantine. Từ đó, nhiều người Pháp và nhiều người từ các nước châu Âu khác (Tây Ban Nha, Italy, Malta,...) đã đến Algérie định cư.

Giữa hai cuộc chiến tranh

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhấtChiến tranh thế giới thứ hai, Algérie đóng vai trò quan trọng. Đây vốn là nơi cung cấp người và khí tài quân sự cho Pháp trong cả hai cuộc chiến. Nhiều người Algérie tham chiến cho quân đội Pháp và là lực lượng trọng điểm cho người Pháp trong nhiều trận đánh. Algérie chính là xứ Bắc Phi còn lại được giải phóng trong Thế chiến II, nhưng thay vì giấc mơ độc lập sớm, Hoa KỳAnh lại trao nó lại cho Pháp, gây nên xích mích sau này.

Tác động từ Việt Nam

Chiến tranh Đông Dương bùng nổ đã khiến Pháp phải huy động một lực lượng lớn binh sĩ tham chiến tại Đông Dương, trong đó, Algérie và Maroc là hai quốc gia đóng góp nhiều người nhất. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian gần 10 năm tham chiến, những người lính Algérie đã bị tác động mạnh bởi tinh thần ái quốc của người dân Việt Nam, khiến nhiều binh lính Hồi giáo nảy sinh ý định nổi loạn như vậy sau khi về nước. Sự tham chiến của những binh lính Algérie cũng làm giới chức Pháp lo ngại, do thái độ gần như cộng tác với phe Việt Minh về mặt tình cảm của họ. Điều này hoàn toàn khác biệt với người lính Maroc, vốn khá trung thành với Pháp và gần như không có sự ủng hộ nào cho Việt Nam. Ngoài ra, việc người Pháp không trọng dụng lính Algérie mà thay vào đó sử dụng binh sĩ Maroc để chống Việt Minh càng khiến cho sự rạn nứt giữa người Pháp và Algérie lên cao.

Tại Algérie, những diễn biến bất lợi liên tiếp của quân đội Pháp càng khiến nhiều người dân địa phương chán ghét sự cai trị của Pháp. Nhiều người thậm chí còn công khai lên tiếng ủng hộ Việt Minh và Hồ Chí Minh khi cần. Tại thủ đô Algiers, một số tu sĩ Hồi giáo (Imam) đã kêu gọi mở "trưng cầu dân ý" và đòi quyền tự trị.

Điện Biên Phủ - ngọn lửa châm ngòi chiến sự

Năm 1954, Trận Điện Biên Phủ giữa Pháp và Việt Nam bùng nổ và kéo dài trong hai tháng đẫm máu. Mặc dù Điện Biên Phủ được xây kiên cố và được phòng thủ ngặt nghèo, tuy nhiên với việc thiếu đường tiếp liệu và thua kém đối phương về chiến lược, chiến thuật, người Pháp đã thất thủ vào ngày 7 tháng 5 năm 1954. Sự kiện này gây ra cú sốc lớn, khi lần đầu tiên quân đội một nước thuộc địa đánh bại quân đội thực dân thiện chiến. Điều này dẫn tới Hội nghị Genève, mà tại đó, Việt Nam, cùng Lào và Campuchia, được coi như là các nước độc lập.

Tại Algérie, thất bại nhục nhã của Pháp ở Điện Biên Phủ đã làm thổi bùng sự phẫn nộ của người dân về sự cai trị của Pháp. Nhiều người Algérie lấy Việt Nam như một hình mẫu để kháng lại. Tác động của trận Điện Biên Phủ đã khiến nhiều thuộc địa Pháp tại châu Phi rập rình tham vọng độc lập, mà Algérie chịu tác động mạnh nhất. Tại Algiers, nhiều người Algérie đã kêu gọi sự ủng hộ với một nền độc lập và xóa sổ sự cai trị của Pháp tại đây.

Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này cũng thể hiện sự ủng hộ với người dân Algérie.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Algérie http://www.aljazeera.com/news/2015/05/qa-happened-... http://mondediplo.com/2001/06/11torture2 http://www.palgrave.com/resources/sample-chapters/... http://www.joradp.dz/JO6283/1962/001/FP3.pdf http://toto.lib.unca.edu/sr_papers/history_sr/srhi... http://www.france-politique.fr/referendum-1962-alg... http://www.lefigaro.fr/mon-figaro/2012/03/19/10001... http://www.tilj.org/content/journal/48/num3/Draper... http://countrystudies.us/algeria/55.htm https://books.google.com/?id=x_-5XTVKW08C&q=79#v=s...